Tại sao nói Điện hạt nhân là nguồn điện an toàn nhất, an ninh nhất, rẻ nhất, ổn định nhất, sạch nhất
**Sạch:** Điện hạt nhân không phát thải CO2 và bụi mịn như nhiệt điện than, không gây ô nhiễm môi trường với các hóa chất trong tấm pin mặt trời, và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái như phong điện và thủy điện.
+ **Rẻ:** Theo nghiên cứu của OECD, chi phí sản xuất điện hạt nhân sau khi đã tính toán tất cả chi phí xây dựng, vận hành, nhiên liệu và bảo dưỡng luôn thấp hơn từ 30-50% so với nhiệt điện than. Qua khảo sát 238 nguồn điện tại các quốc gia OECD, 6 trong 10 nguồn điện có chi phí LCOE thấp nhất đến từ điện hạt nhân. Điều này chứng minh rằng, mặc dù chi phí xây dựng ban đầu cao, tổng chi phí bình quân của điện hạt nhân vẫn thấp hơn đáng kể so với các nguồn khác. Một ví dụ cụ thể là Ukraine, với 15 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cung cấp gần một nửa điện năng cho quốc gia. Giá điện ở Ukraine thuộc loại thấp nhất châu Âu, chỉ 0.0485€/Kwh (khoảng 1300 VND/kwh).
+ **An toàn:** Các lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3, 3+, và 4 được trang bị tính năng an toàn thụ động, loại trừ toàn bộ các rủi ro sự cố. Các tai nạn như Three Mile Island (Mỹ), Chernobyl (Liên Xô), và Fukushima (Nhật) đều xảy ra với các lò phản ứng thế hệ 2 đã lạc hậu.
+ **Ổn định:** Mỗi thanh nhiên liệu hạt nhân đủ cho lò phản ứng hoạt động trong nhiều năm, không cần liên tục cung cấp nhiên liệu như nhiệt điện than, dầu, hay khí. Nhiên liệu hạt nhân rất gọn nhẹ, có thể vận chuyển bằng một vài xe tải. Trong trường hợp xung đột và phong tỏa đường biển, việc nhập khẩu than, khí hóa lỏng, hoặc xăng dầu để vận hành nhiệt điện là không khả thi. Lúc này, ưu thế của nhiên liệu hạt nhân với khả năng vận chuyển dễ dàng bằng đường hàng không và đường bộ trở nên vô cùng quan trọng. Trữ lượng uranium trên thế giới đủ để sử dụng trong 60,000 năm với tốc độ hiện tại. Ngoài ra, Việt Nam và Nga có mối quan hệ đối tác truyền thống, không có tranh chấp lợi ích, do đó không có rủi ro về nguồn cung nhiên liệu hạt nhân. Nga vẫn duy trì nguồn cung nhiên liệu uranium cho Mỹ dù hai nước đang đối đầu căng thẳng.
+ **An ninh:** Trong tình hình chiến tranh như ở Ukraine, các nhà máy điện hạt nhân không bị Nga tấn công, trong khi các nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã bị phá hủy gần hết. Điều này cho thấy điện hạt nhân không bị đe dọa trong xung đột. Nếu Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các nguồn điện truyền thống, khi chiến tranh xảy ra, hệ thống điện có thể bị phá hủy nhanh chóng. Ngược lại, nếu có 10 lò phản ứng hạt nhân (trị giá khoảng 40 tỷ USD) sản xuất khoảng 12,000 MW điện, Việt Nam sẽ có đủ điện cho các nhu cầu quan trọng. Các nhà máy điện hạt nhân sẽ là thành trì vững chắc bảo vệ độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ.
Tổng hợp.
Ghi chú: Thông tin trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn chỉ mang tính chất tham khảo tức thời. Mọi thông tin vui lòng nhấn vào phần liên hệ.
Tin tức thị trường bất động sản khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và các nơi lân cận.
TIN TỨC
- Bất động sản Khánh Hoà
- Bất động sản Lâm Đồng
- Bất động sản Đà Nẵng
- Bất động sản Ninh Thuận
- Bất động sản Phú Yên
- Bất động sản Bình Định
- Bất động sản Đắk Lắk
- Bất động sản Kon Tum
- Bất động sản Gia Lai
- Bất động sản Quảng Ngãi
- Bất động sản Quảng Nam
- Bất động sản Bình Thuận
Thuê | Cho thuê
- Mặt bằng
- Nhà phố
- Căn hộ
- Chung cư
- Đất